Nâng xoang là một kỹ thuật trong cấy ghép Implant, áp dụng với trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm khi mất răng trong thời gian dài, hoặc xương răng chưa đủ tiêu chuẩn để trồng răng Implant.
Vậy, khi nào cần nâng xoang hàm, nâng xoang hàm có thật sự cần thiết, nâng xoang cần những điều kiện gì và có gây nguy hiểm không? Quy trình thực hiện như thế nào, Chúng ta cùng hiểu nhé!
Mục Lục
1. Nâng xoang hàm là gì?
Hệ thống xoang trong cơ thể bao gồm: Xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm. Xoang hàm nằm ở vị trí quanh hốc mắt, kéo dài từ răng số 4 đến răng số 8, là xoang lớn nhất so với các xoang còn lại.
Nếu xương hàm ổn định, răng hàm còn đầy đủ, thì xoang hàm sẽ ở đúng vị trí. Nếu răng bị mất, xương bị tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở ra, và dần bị ảnh hưởng dần từ bên trong ra bên ngoài.

Nâng xoang hàm trong cấy ghép Implant là kỹ thuật đặt xương tự thân hoặc nhân tạo vào giữa màng xoang, với bề mặt xương ở vị trí đáy xương hàm, để làm tăng khối lượng xương, đủ điều kiện cấy ghép răng Implant.
2. Nâng xoang hàm có cần thiết hay không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình chiếc răng đã mất, bằng cách dùng trụ Implant, để cấy trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất.
Phương pháp này yêu cầu: mật độ và chất lượng xương hàm phải đủ điều kiện, để bao bọc và nâng đỡ trụ Implant.
Trường hợp xương hàm bị tiêu nặng, do mất răng đã lâu, dẫn đến việc thoái hóa xoang hàm thì nâng xương hàm là rất cần thiết bởi:
Khi nâng xoang hàm, kích thước chiều ngang xoang trên sẽ tạo đủ không gian theo yêu cầu, giúp việc cấy xương hàm về sau được thuận tiện hơn.
Nâng xoang giúp độ dài của trụ Implant sẽ không gây tổn thương xương hàm, giúp trụ răng vững chắc hơn, không bị thủng vách xoang và ngăn chặn biến chứng đào thải trụ răng.
3. Tại sao phải nâng xoang?
Nâng xoang được sử dụng cho trường hợp mất răng toàn hàm. Sau một thời gian dài, xương hàm bị giảm đi cả về mật độ và chất lượng. Khi mất răng hàm, kích thước xương bị giảm, cấy xoang hàm được mở rộng, gia tăng độ cao cho xương hàm, tăng kích thước chiều ngang, giúp việc trồng răng Implant thuận lợi, dễ dàng ổn định và chắc chắn trong xương hàm.
4. Trường hợp nào cần nâng xoang hàm?
Nâng xoang hàm áp dụng với những bệnh nhân mất răng mà xương hàm đã bị tiêu quá nhiều. Hoặc trường hợp xương hàm bị thoái hóa dần.
Nguyên nhân thoái hóa xương hàm là do:
- Mất răng lâu năm, không trồng răng sớm.
- Viêm nha chu hay nhiễm trùng xương mà phải nhổ răng.
- Cấu trúc xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm trên.
Độ dày của xương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ca trồng răng có thành công hay không. Nếu bệnh nhân bị viêm nha chu hoặc mất răng trong một thời gian dài, thì xoang hàm sẽ mỏng dần và tiêu đi. Ảnh hưởng tới việc cấy ghép Implant về sau. Vì thế, nâng xoang và ghép xương trong trồng răng Implant là rất cần thiết.
Nâng xoang hàm giúp tăng kích thước chiều ngang xoang hàm, thuận lợi cho việc ghép xương trước khi trồng răng. Trụ Implant đặt vào trong xương hàm sau khi nâng xoang sẽ giúp ổn định và vững chắc hơn.

Nâng xoang và ghép xương thường đi kèm với nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào nâng xoang cũng phải ghép xương, mà còn tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và vị trí ghép xương.
Những trường hợp cụ thể cần nâng xoang hàm là:
- Xương hàm trên bị tiêu, do mất răng lâu ngày hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng: nhiễm trùng, nha chu nặng.
- Xương hàm quá mỏng, không thể giữ trụ Implant ổn định trên xương hàm, và xoang hàm lại nằm sát xương hàm trên.
5. Những ai không nên nâng xoang hàm?
Nâng xoang hàm chống chỉ định với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân mất răng chưa đủ 18 tuổi và mắc các bệnh lý liên quan đến xoang hàm, sẽ không phù hợp để nâng xoang.
- Người bị viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng
- Khoảng liên hàm không đủ điều kiện trồng răng.
6. Quá trình thực hiện nâng xoang
Một ca nâng xoang tiêu chuẩn sẽ trải qua những bước sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ rạch một đường để bộc lộ xương, rồi cắt bỏ một phần xương bộc lộ theo dạng hình tròn, tương ứng với phần xương đã cắt rồi nâng vào trong xoang hàm,
Bước 2: Thực hiện ghép xương bằng vật liệu chuyên dụng, để tái tạo lại phần mô và xương đã mất.
Bước 3: Đợi sau khi vết thương lành lại (khoảng 4 tháng đến 1 năm) bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép Implant.

Nâng xoang là kỹ thuật khó và phức tạp, để ca nâng xoang hiệu quả, thành công và an toàn tuyệt đối, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi, máy móc trang thiết bị hiện đại, phòng phẫu thuật được vô trùng theo tiêu chuẩn.