Cấy ghép màng xương là thao tác cần thiết đối với những khách hàng có nhu cầu trồng răng Implant, nhưng thiếu xương, tiêu xương, mật độ xương không đủ tiêu chuẩn…cần bổ xung xương cho đủ điều kiện ghép răng. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ trồng răng, giúp cố định và giữ vững vùng xương hàm mới phẫu thuật.
Cấy ghép màng xương là gì? có bắt buộc phải ghép màng xương để cấy răng không? cần lưu ý những gì trước khi cấy ghép, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
1. Cấy ghép màng xương
Màng xương là loại màng sinh học nhân tạo, có cấu tạo 3 chiều, được chiết xuất chủ yếu từ Collagen (hơn 95%), có tính chất thô, xốp giúp thẩm thấu chống viêm nhiễm và nhanh lành vết thương.

Cấy ghép màng xương thường được bác sĩ chỉ định, để hỗ trợ trồng răng, chung với thao tác ghép xương trước khi trồng răng. Áp dụng với bệnh nhân trồng răng bị thiếu xương. Đây không phải kỹ thuật bắt buộc, mà chỉ áp dụng với những bệnh nhân chưa đủ điều kiện trồng răng.
Cấy ghép màng xương được bác sĩ thực hiện bằng cách: dùng xương, đắp trực tiếp vào bên ngoài vị trí cần trồng răng, để cố định phần xương vừa ghép. Mục đích là làm cho mật độ xương dày và cứng chắc hơn, giúp cải thiện chức năng sinh lý và chức năng thẩm mỹ của sóng hàm.
Cấy ghép màng xương còn có tác dụng thúc đẩy hình thành mô hạt, kích thích tái tạo mô mới, giúp vết thương nhanh lành, chống viêm nhiễm vì thành phần chính của màng xương là collagen.
Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng màng xương không tiêu hay màng xương tự tiêu để thực hiện trồng răng Implant cho bạn.
2. Trường hợp nào cần cấy ghép màng xương
Cấy ghép màng xương sẽ thực hiện khi bệnh nhân mất răng lâu năm, xương hàm đã bị tiêu, cần cấy ghép để đảm bảo chất lượng và số lượng xương.

Xương bị thiếu, làm mô, nướu, xương hàm không đảm bảo chiều dày, độ cao, rộng để trồng Implant. Thông thường, ghép màng xương sẽ đi kèm với ghép xương.
Những trường hợp cần ghép màng xương là:
- Bệnh nhân muốn trồng răng nhưng xương quá mỏng, quá mềm, xương hàm yếu do bẩm sinh, nướu răng mỏng, nhỏ hẹp hơn so với bình thường.
- Xương hàm bị tiêu do mất răng lâu năm, nướu bị teo dần… dẫn đến bị tụt nướu, má hóp, mặt xệ…
- Xương hàm bị chấn thương bởi tác động ngoại lực, khiến cho kích thước nướu dày, mỏng không đều.
3. Công dụng của ghép màng xương
Màng xương được ghép trước khi trồng răng, giống như rào chắn, ngăn các nguyên bào sợi xâm chiếm vào mô xương.
Tạo thành khung xương để cố định và bảo vệ phần xương hàm được cấy ghép.
Màng xương có tác dụng hỗ trợ cầm máu, vết thương được dễ dàng làm sạch, tránh nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Bảo vệ những vị trí khó lên da non, các khu vách mềm, những vết khâu gồ ghề, mạch máu và các vết khâu ruột.
Hạn chế sự xâm lấn của những mô mềm gây ảnh hưởng đến phần xương mới được ghép.
Collagen trong màng xương giúp chống lại các vi khuẩn có hại. Đồng thời, giúp tái sinh các mô mới trong giai đoạn phục hồi.
Cấy ghép màng xương sẽ giúp xương chắc hơn, trụ Implant cũng vững chắc lâu dài, ngăn chặn tái phát tình trạng tiêu xương.
4. Những lưu ý trước và sau khi cấy ghép màng xương.
Để đảm bảo chất lượng cấy ghép màng xương, trước khi tiến hành thực hiện, bạn cần lưu ý tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ dưới đây:
- Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích: rượu, bia…trước khi ghép xương ít nhất từ 2 đến 4 tuần.
- Các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu lợi…cần được điều trị dứt điểm trước khi cấy ghép
Tùy cơ địa mỗi người, sau khi ghép răng sẽ có thể bị sưng, bạn có thể uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Không tác động vào vị trí ghép xương bằng bất kỳ vật gì (kể cả lưỡi), vì sẽ làm vết thương chảy máu, nhiễm trùng hoặc lâu lành thương.
Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi mới ghép màng, chỉ nên ăn đồ ăn mềm như: súp, cháo…không ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh…
Hạn chế tối đa: ho, khạc nhổ, hắt hơi…
Không sử dụng thuốc lá, ít nhất là 2 tháng.

Để biết trường hợp của mình có cần cấy ghép màng xương hay không? bạn cần đến phòng khám để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể với trường hợp của mình. Muốn quy trình cấy ghép màng xương an toàn, hiệu quả. Bạn cần lựa chọn một địa chỉ Nha khoa uy tín để thực hiện. Một Nha khoa tốt sẽ đảm bảo cho bạn về tiêu chuẩn kỹ thuật cấy ghép, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, nguyên vật liệu an toàn, rõ rằng nguồn gốc xuất xứ.