Cấy ghép implant toàn hàm dành cho đối tượng nào?

cấy ghép implant toàn hàm, trồng răng implant toàn hàm

Ngày xưa, việc mất răng sẽ làm mọi người rất lo lắng vì không có được những kỹ thuật như hiện nay. Chủ yếu sẽ áp dụng đeo răng giả tháo lắp, gây bất tiện cũng như ảnh hưởng vệ sinh răng miệng. Hiện nay, khoa học, y học phát triển tạo điều kiện cho nhiều phương pháp mới ra đời, hỗ trợ sức khỏe và cải thiện răng miệng. Một trong số đó, là phương pháp trồng răng implant toàn thân là giải pháp cho những trường hợp bị mất răng nhiều, gần như toàn bộ hay đã mất răng toàn hàm. Để biết rõ hơn về cấy ghép implant toàn hàm đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Mục Lục

Cấy ghép implant toàn hàm là gì?

Cấy ghép implant toàn hàm hay còn gọi là “trồng răng implant toàn hàm”, trước đây khi mất răng hoàn toàn, bệnh nhân thường phải áp dụng biện pháp tháo lắp răng giả để duy trì thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Ưu điểm của phương pháp tháo lắp là thời gian điều trị nhanh, chi phí thấp nhưng tồn tại nhược điểm là lỏng lẻo, nhanh xuống cấp, khả năng ăn nhai thấp và gây tiêu xương nhanh. Về thời gian, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt bị ảnh hưởng. 

Hiện nay, cấy ghép implant chính là giải pháp giúp khắc phục được những nhược điểm này. Đồng thời giải quyết tối ưu tình trạng mất răng, chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ. Trồng răng toàn hàm bằng kỹ thuật Implant All-on-4 hoặc All-on-6 đem xem là phương pháp trồng răng hiện đại giúp phục hồi răng đã mất toàn hàm. 

Trồng răng implant toàn hàm là gì?
Cấy ghép implant toàn hàm là gì?

Kỹ thuật thực hiện thay thế toàn bộ răng bằng cách trồng 4 hoặc 6 trụ implant ở mỗi hàm. Trụ implant được làm bằng vật liệu titanium lành tính, an toàn, khả năng tích hợp sinh học vào xương hàm như chân răng thật. Sau khi đã được tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão sứ với màu sắc, hình dáng, độ trong mờ như răng thật.

Những ai nên cấy ghép implant toàn hàm 

Mỗi trường hợp bác sĩ tư vấn trồng răng implant toàn hàm điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những trường hợp có thể thực hiện trồng răng implant toàn hàm:

  • Những người bị mất răng toàn hàm, bị tiêu xương.
  • Những người bị mất nhiều răng ở hàm trên hoặc hàm dưới
  • Bị viêm nha chu nặng bắt buộc phải nhổ toàn hàm để điều trị
  • Người muốn phục hình thẩm mỹ răng đạt hiệu quả cao

Ưu điểm cấy ghép implant toàn hàm

Cấy ghép implant đem đến nhiều ưu điểm hơn so với tháo lắp răng giả toàn hàm:

  • Chức năng ăn nhai: bệnh nhân ăn uống thoải mái, tăng cảm giác ngon miệng, hiệu quả đến 90% so với tháo lắp răng giả chỉ khoảng 30-40%. Sau khi cấy implant đem lại độ cứng chắc không phải lỏng lẽo, dễ rơi rớt như tháo lắp răng giả.
  • Tiêu xương hàm: Ngăn ngừa được khả năng tiêu xương hàm do mất răng, đảm bảo tính bền lâu khi sử dụng
  • Tính thẩm mỹ: sau khi tích hợp vào xương hàm, trụ implant như chân răng thật, mão sứ chụp lên cũng có màu sắc và hình dáng như răng thật không tạo cho người khác biết là răng giả. Đồng thời, khắc phục tình trạng mất răng nên sau khi thực hiện có thể thoải mái giao tiếp, cười, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Vệ sinh: Dễ dàng vệ sinh như răng thật không cần phải tháo ra để vệ sinh như răng giả tháo lắp.
  • Thời gian sử dụng: Nếu được chăm sóc và giữ gìn đúng cách răng sẽ sử dụng được lâu dài, có thể là trọn đời.
Ưu điểm của cấy ghép implant toàn hàm
Ưu điểm của cấy ghép implant toàn hàm

Quy trình cấy ghép implant toàn hàm

Bước 1: Khám và đưa ra phác đồ điều trị 

  • Bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát về sức khỏe răng miệng
  • Chụp phim và lấy dấu hàm để khảo sát mật độ xương cũng như tình trạng mất răng được chính xác
  • Sau đó, bác sĩ sẽ phân tích tình trạng dựa vào kết quả phim chụp cho bệnh nhân
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân đủ điều kiện trồng răng implant
  • Nếu có các bệnh lý về răng miệng, bác sĩ cũng phải điều trị triệt để trước rồi mới thực hiện implant

Bước 2: Thực hiện đặt trụ implant

  • Thực hiện sát trùng, gây tê vùng trồng implant
  • Thực hiện đặt trụ implant vào đúng vị trí, yêu cầu phải chuẩn xác và đảm bảo an toàn
  • Đặt 4 hoặc 6 multi abutment chuyển hướng
  • Lấy dấu 4 hoặc 6 implant để làm hàm tạm
  • Ghi dấu khớp cắn
  • Đặt trụ lành thương
Quy trình cấy ghép implant toàn hàm
Quy trình cấy ghép implant toàn hàm

Bước 3: Tái khám gắn hàm

  • Mở trụ lành thương
  • Gắn hàm tạm
  • Chụp phim để kiểm tra
  • Điều chỉnh khớp cắn

Bước 4: Tái khám và hướng dẫn chăm sóc răng

  • Bác sĩ sẽ đưa cho bệnh nhân lịch tái khám theo từng thời điểm phục hồi và tích hợp
  • Theo dõi khả năng tích hợp vào xương hàm
  • Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà

Chăm sóc răng sau khi cấy implant 

Để vết thương nhanh chóng hồi phục và implant giữ được lâu dài, sau khi cấy mỗi người phải có phương pháp chăm sóc hợp lý, phù hợp:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, chải răng đúng kỹ thuật, bàn chải mềm không tổn thương đến nướu.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa, tăm nước, nước muối để súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám cũng như thức ăn mắc ở kẽ răng, kẽ nướu.
  • Tái khám và kiểm tra răng định kỳ 
  • Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế thực phẩm ngọt, đồ cứng, dai, nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng giúp xương chắc khỏe.
Chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép implant toàn hàm
Chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép implant toàn hàm

Như vậy, đến đây mọi người cũng nắm được một số kiến thức về cấy ghép implant toàn hàm mà nha khoa My Auris chia sẻ trong bài viết.  Đây là giải pháp hiệu quả trong những trường hợp mất răng nhiều, toàn hàm. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người mỗi khác, để đảm bảo an toàn và cho kết quả tốt nhất nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để thăm khám và kiểm tra để được định hướng phương pháp phục hình răng thẩm mỹ thành công. Chúc mọi người sở hữu hàm răng đều đẹp như mong muốn, cùng nụ cười hoàn hảo.

Trả lời

chat zalo
messenger