Cắm Implant có đau không? Quy trình thực hiện

cắm implant có đau không

Cắm Implant có đau không được nhiều bệnh nhân quan tâm đến các vấn đề đau nhức khi thực hiện hay ít xâm lấn nhất đến các răng lân cận. Phương pháp cắm ghép Implant được các chuyên gia đánh giá cao trong các phương pháp trồng răng hiện nay. Vậy cắm implant có đau ko?

1. Cắm Implant? Vì sao cắm implant cho răng bị mất 

cắm implant có đau không
Vì sao nên cắm implant cho trường hợp mất răng

 Theo các chuyên gia nha khoa, việc mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến mắc một số bệnh lý liên quan và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt. Vì vậy, người bị mất răng cần phải bổ sung kịp thời theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như:

  • Giảm lực ăn nhai và thức ăn khó được nghiền nhỏ.
  • Xô lệch các răng khác về vị trí răng đã mất, khiến hàm răng lộn xộn và thiếu thẩm mỹ. 
  • Nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày do thức ăn không được nghiền nhỏ, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
  • Tình trạng tiêu xương hàm.
  • Vùng má bị chảy xệ do thiếu răng nên khiến khuôn mặt thiếu thẩm mỹ 

Vì thế, để khắc phục các trường hợp mất hoặc nhiều răng thì phương pháp trồng răng là phương án tối ưu. Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng được sử dụng phổ biến: Làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp, cắm Implant. Trong đó, phương pháp cắm Implant được đánh giá cao trong việc trồng răng giả nhằm hạn chế được tình trạng tiêu xương. 

Vậy “cắm ghép Implant là gì?” – Cắm implant hay trồng răng Implant là giải pháp phục hình và thay thế cho các trường hợp mất răng, ưu điểm của phương pháp này giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Đảm bảo chức năng ăn nhài và thẩm mỹ tốt cho người bệnh. 

Cấu tạo của răng Implant có cấu tạo giống như răng thật, gồm: Trụ implant, khớp nối Abutment và mão sứ. Khi tiến hành trồng răng, trụ Implant sẽ được đặt vào trong xương hàm. Xương sẽ tự bám quanh thân trụ và tạo độ bền chắc. Sau đó, mão sứ được gắn cố định lên trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe và đẹp.

2. Các loại trụ răng Implant được sử dụng phổ biến 

cắm implant có đau không
Các trụ Implant được sử dụng phổ biến hiện nay

Trụ implant Dentium – Hàn Quốc 

Dentium implant là thương hiệu implant có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Có cấu trúc gồm 10 vòng xoắn, công nghệ xử lý bề mặt nhám phun cát để tăng thêm tinh chắc chắn cho trụ. Trụ được phục hình sâu dưới 3mm, nhờ đó tăng độ bám dính vào xương và tích hợp xương hàm một cách dễ dàng.

Ưu điểm của loại trụ chính là đem lại thẩm mỹ cao, cải thiện chức năng ăn nhài và phát âm rõ răng. Đặc biệt khắc phục được tình trạng tiêu xương.

Trụ Implant Osstem – Hàn Quốc 

Trụ được làm từ chất liệu titanium cao cấp và có tính tương hợp sinh học cao. Bên cạnh đó, trụ không gây cảm giác bị dị ứng hay oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Vì vậy, loại trụ này được các chuyên gia đánh giá can về độ an toàn với sức khỏe.

Loại trụ implant rất thích hợp cho những trường hợp bệnh nhân có xương hàm bị yếu và nhằm tăng tính ổn định cho khuôn hàm với tỷ lệ thành công lên đến 100% khi sử dụng trụ này.

Trụ implant Tekka – Pháp 

Trụ Implant Tekka có nguồn gốc từ Pháp và được sản xuất bởi tập đoàn Global D. Trụ implant Tekka được phân phối trên toàn thế giới và được ưa chuộng tại châu Âu. Vì thế, trụ Tekka mang đến sự an tâm cho người dùng và có thể phục hồi các trường hợp mất răng.

Tương tự các dòng trụ có chất lượng cao, implant Tekka sẽ thay thế chân răng đã mất với độ ổn định và khả năng tích hợp xương hàm. Độ bền và đem đến thẩm mỹ cho người dùng.

3. Cắm implant có đau không?

Cấy ghép Implant sẽ được tiến hành sau khi thăm khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trong suốt quá trình cấy ghép Implant để giúp bệnh nhân thoải mái trong thời gian thực hiện mà không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân.

cắm implant có đau không
Cắm implant đau không?

Trong quá trình thực hiện,  “cắm implant có đau không?” – Người bệnh sẽ không cảm thấy đau và sau khi thực hiện ca ghép thành công bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống phù hợp để giảm tình trạng chảy máu hay sưng đỏ. Một số triệu chứng thường gặp sau khi cắm implant là cảm giác hơi đau nhẹ. Lúc này, bạn cần uống thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn.

Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp một số bệnh nhân bị đau nhức quanh vùng cấy Implant. Nguyên nhân có thể xảy ra khi người thực hiện đã cấy ghép không đúng cách hoặc bị nhiễm trùng. 

Hiện nay, phương pháp cắm implant là kỹ thuật được ưa chuộng vì mang lại cho nụ cười tự nhiên cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, kỹ thuật cấy Implant là kỹ thuật khó cần đòi hỏi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng răng implant. 

cắm implant có đau không,cắm implant có đau ko,cắm implant đau không

4. Quy trình cắm Implant như thế nào? 

Bước 1: Thăm khám và tư vấn – Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng để đánh giá mức độ phù hợp với phương pháp trồng răng implant. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể 

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng – Đây là công đoạn đầu tiên và cũng là công đoạn quan trọng nhất để loại bỏ các tác nhân gây hại trước khi cắm implant. Bằng cách thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám.

Bước 3: Gây tê – Tiến hành gây tê cục bộ giúp người bệnh giảm đau hay cảm giác khó chịu trong quá trình bác sĩ thực hiện.

Bước 4: Ghép xương/ nhổ răng: Sẽ thực hiện khi người bệnh có khối lượng xương không đạt chuẩn để cắm trụ. Sau khi ghép xương người bệnh cần phải đợi ít nhất 4 – 6 tháng hoặc 2 – 3 tháng đối với trường hợp nhổ răng.

Bước 5: Cắm Implant – Sau khi đã vệ sinh khoang miệng và gây tê, bác sĩ sẽ bắt đầu cắm trụ implant vào trong xương hàm bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn răng tạm cho đến khi trụ Implant tương thích với xương hàm.

Bước 6: Lấy mẫu dấu răng – Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng theo mẫu hàm của từng người để chế tạo mão răng sứ.

Bước 7: Phục hình răng sứ – Bác sĩ sẽ gắn mão sứ trên trụ implant thông qua khớp nối là abutment và vít cố định cố định mão sứ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và vệ sinh răng miệng sau khi kết thúc quá trình phục hình răng Implant.

Bước 8: Tái khám định kỳ 

Hy vọng bài viết về cấy Implant có đau ko sẽ là những kiến thức hữu ích cho người bệnh khi có nhu cầu khắc phục răng đã mất. 

Kim Dung