Các phương pháp niềng răng mắc cài cố định

niềng răng mắc cài cố định

Niềng răng mắc cài cố định hay còn lại niềng răng mắc cài vì các mắc cài trên răng đều được dán chặt vào thân răng cho đến khi bạn tháo niềng. Vậy niềng răng cố định như thế nào và có bao nhiêu phương pháp niềng răng cố định. Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Niềng răng mắc cài cố định là gì?

Phương pháp niềng răng mắc cài cố định là phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài, dây cung và dây thun được buộc cố định, còn có tên gọi khác là niềng răng mắc cài. Chúng được cố định vào với nhau để tạo nên lực siết, điều chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn. 

niềng răng mắc cài cố định
Niềng răng mắc cài cố định là gì?

Là phương pháp niềng khá an toàn và hiệu quả, vì phương pháp này giải quyết được những khó khăn mà niềng răng tháo lắp không thể làm được, và cải thiện được tình trạng hô, móm, răng lệch lạc,.. 

Đối tượng nên niềng răng mắc cài cố định 

Hiệu quả khi lựa chọn niềng răng mắc cài mang lại hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn khi muốn sở hữu hàm răng đều và đẹp đem lại nụ cười thẩm mỹ. Về cơ bản, những người tự ti về hàm răng không đều, kém thẩm mỹ đều có thể niềng răng. Cụ thể cho từng trường hợp:

  • Răng bị hô, móm làm gây mất thẩm mỹ và mất cân đối cho khuôn mặt.
  • Răng thưa khiến thức ăn dễ bị mắc vào kẽ răng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng.
  • Răng quá sát nhau hoặc mọc xiên vẹo khiến răng khấp khểnh gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Răng lệch khớp cắn sẽ gây bất tiện trong quá trình nhai thức ăn,..

Phương pháp niềng răng mắc cài cố định có thể áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng cho người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, độ tuổi vàng để niềng răng từ 12 – 16 tuổi là thời điểm niềng răng tốt nhất. Nguyên nhân là do thời điểm này xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên sẽ đạt được hiệu quả tối ưu hơn. 

Có bao nhiêu phương pháp niềng răng mắc cài cố định 

Niềng răng mắc cài cố định được chia thành 2 nhóm chính: Niềng răng cố định truyền thống và mắc cài cố định tự khóa/tự động. Với hai nhóm phương pháp này được đánh giá phản hồi tốt và tính hiệu quả khá rõ rệt.

Niềng răng mắc cài truyền thống 

Niềng răng mắc cài kim loại 

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và thun buộc cố định. Với phương pháp niềng răng truyền thống có hiệu quả khá cao, cải thiện tốt các tình trạng các khuyết điểm về răng như hô, móm, răng lệch lạc. Ưu điểm của phương pháp này rất thích hợp với chi phí niềng răng thấp rất phù hợp với nhiều bạn sinh viên. 

Tuy nhiên, ở phương pháp này cũng là những điểm trừ nhất định đó là về vấn đề thẩm mỹ vì các mắc cài sẽ làm lộ trên thân răng khiến người niềng sẽ tự ti khi giao tiếp khi sở hữu “nụ cười sắt”. Tuy vậy, nếu bạn lựa chọn phương pháp này cần phải cẩn trọng trong việc ăn uống hoặc cắn các thức ăn cứng vì rất dễ gây ra bung sút mắc cài.

Niềng răng cố định mắc cài sứ 

Tương tự với phương pháp niềng răng mắc cài sứ, sử dụng mắc cài làm từ chất liệu sứ, dây cung và thun buộc được cố định trên thân răng. Điểm khác biệt của phương pháp này chính là mắc cài được làm từ sứ cao cấp có màu trắng đục và màu gần như với răng thật. Vì thế, phương pháp này có độ thẩm mỹ khá cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là mắc cài khá to khiến đô nhô của môi nhiều hơn, nên nhiều bạn lầm tưởng mình hô hơn khi niềng. 

Song song đó, bác sĩ sẽ dùng lực siết răng đều đặn mỗi tháng vì tính chất mắc cài làm bằng sứ nên lực siết sẽ không mạnh bằng mắc cài kim loại. Nên thời gian niềng răng có thể dài hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống khoảng 3 – 6 tháng.

niềng răng mắc cài cố định
Các phương pháp niềng răng mắc cài cố định

Niềng răng cố định mắc cài tự đóng/tự khóa (tự buộc)

Niềng răng cố định mắc cài tự buộc 

Đây là phương pháp được cải tiến dựa trên mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc được làm từ hợp kim không bị gỉ, an toàn tuyệt đối với cơ thể người, nên bạn có thể an tâm khi niềng. Điểm khác biệt của phương pháp này chính là sử dụng các nắp trượt tự động khóa lại ở các vùng mắc cái, giữ cho dây cung ổn định và tạo lực siết đều đặn.

Với sự tác động lên răng với một lực ổn định thì niềng răng mắc cài tự buộc có thể rút ngắn được thời gian niềng răng giúp đạt hiệu quả niềng răng sớm hơn. Ngoài ra, với phương pháp niềng răng này còn giảm mức độ đau khi niềng vì hạn chế tiếp xúc giữa dây cung và bề mặt răng.

Niềng răng cố định mắc cài sứ tự buộc 

tương tự với niềng răng cố định kim loại tự buộc thì niềng răng mắc cài sứ tự buộc sử dụng với hệ thống nắp trượt cố định các mắc cài sứ với dây cung chạy trên răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà đảm bảo được hiệu quả cao. 

Thông thường, thời gian niềng răng mắc cài tự buộc sẽ rút ngắn so với niềng răng truyền thống dùng thun buộc, nhờ đó mà số lần tái khám cũng ít hơn.

Tuy nhiên, đối với những khách hàng làm những công việc cần giao tiếp có thể lựa chọn phương pháp niềng răng cố định sứ hoặc mắc cài sứ tự buộc để giữ thẩm mỹ khi niềng và đạt thẩm mỹ sau khi niềng răng.

Các bước niềng răng được diễn ra như thế nào?

Việc thực hiện trình tự các quy trình niềng răng là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của ca niềng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cũng như địa chỉ thực hiện mà quy trình sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.

niềng răng mắc cài cố định
Quy trình niềng răng được diễn ra như thế nào?

Thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 18 – 24 tháng, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn. Dưới đây là quy trình cơ bản khi niềng răng: 

Thăm khám, tư vấn và điều trị sức khỏe răng miệng (nếu có)

Đây là giai đoạn đầu tiên của tiền chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X – quang và lấy mẫu dấu hàm để kiểm tra tình trạng răng cụ thể cũng như mức độ sai lệch của răng 

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ điều trị sức khỏe răng miệng (nếu có) liên quan đến vấn đề nha chu, sâu răng,..để quá trình niềng răng hiệu quả và an toàn. 

Lên phác đồ điều trị 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị và tư vấn loại mắc cài phù hợp với tình trạng răng miệng. 

Tiến hành gắn khí cụ 

Đối với loại niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ định các loại khí cụ cần đeo phù hợp với tình trạng răng. Với trường hợp hàm bị hẹp thì bác sĩ có thể chỉ định nong hàm hoặc đeo khí cụ nới rộng hàm để chuẩn bị cho giai đoạn đặt thun tách kẽ cho giai đoạn tiếp theo.

Gắn mắc cài 

Khi bạn gắn mắc cài được đánh dấu bằng cột mốc bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Mắc cài được gắn cố định trên thân răng, dây cung nằm trên rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng theo từng kế hoạch điều trị.

Tái khám răng định kỳ 

Thông thường, tầm khoảng 1 tháng thì bạn nên tái khám định kỳ. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ tự điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý. Ngoài ra, thời gian đeo niềng sẽ rơi vào khoảng 18 – 24 tháng tùy vào trường hợp nên việc thăm khám sẽ mất nhiều thời gian hơn. 

Gỡ mắc cài và đeo hàm duy trì 

Sau khi răng trên từng hàm đã đều đặn và về đúng vị trí như mong muốn. Đồng thời khớp cắn đạt được cân đối, vì thế sẽ tiến hành tháo khay niềng. Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau niềng, khách hàng cần phải đeo hàm duy trì. Hàm duy trì sau niềng có thể là khay niềng trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. 

Hy vọng trên đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Kim Dung