Trồng răng sứ là giải pháp phục hình cho răng tổn thương hay các răng đã mất đem lại tính thẩm mỹ cho răng trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu như thực hiện không đảm bảo thì sẽ gây nên nhiều tác hại trồng răng sứ. Việc tìm hiểu tác hại của việc trồng răng sứ sẽ giúp mọi người có biện pháp khắc phục cũng như cân nhắc thực hiện tốt hơn.
Mục Lục
Trồng răng sứ là như thế nào?
Phương pháp trồng răng sứ là một dạng kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ đem lại tính thẩm mỹ và giúp răng được phục hồi đầy đủ trên cung hàm.
Kỹ thuật của phương pháp trồng răng sứ là bác sĩ sẽ thực hiện mài đi những chiếc răng lân cận răng thật bị mất ( ít nhất là 2 trụ răng) để làm trụ nâng đỡ cho dãy mão sứ bên trên. Dãy mão sứ này được lấy dấu và chế tác riêng theo dấu hàm của từng bệnh nhất, và hiệu quả nhất là trường hợp mất 1-3 răng. Dãy răng sứ gồm các răng có hình dạng giống nhau, cân đối, được dính chặt vào nhau có tác dụng lấp đầy khoảng trống răng mất. Từ đó, không chỉ không phục thẩm mỹ mà còn cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả.
Đặc điểm của phương pháp trồng răng sứ
Lý do vì sao phương pháp này được ưa chuộng nhiều như vậy:
- Phục hồi tính thẩm mỹ: dãy răng sứ được chế tác theo hình dáng, kích thước và màu sắc mong muốn của khách hàng cũng như tương đối với màu của răng thật nên đem lại tính thẩm mỹ cao.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: chỉ cần 2- 4 ngày là hoàn thành điều trị
- Cải thiện chức năng ăn nhai: sau khi phục hình răng đã được lấp đầy khoảng trống nên có thể ăn nhai thoải mái và khôi phục chức năng ăn nhai.
- Chi phí tiết kiệm: trồng răng sứ là phương pháp có mức chi phí tương đối và phù hợp với nhiều đối tượng. Với mão sứ kim loại thì chỉ dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đồng/ răng, mão toàn sứ thì chi phí dao động khoảng 3.000.000 – 12.000.000 đồng/ răng.
Tác hại của việc trồng răng sứ
Theo các bác sĩ tác hại trồng răng sứ thì hầu như không có, tuy nhiên nếu như thực hiện sai kỹ thuật, lắp mão sứ lên không sát khít, sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể:
Tác hại của trồng răng sứ – Răng ê buốt, đau nhức, nhạy cảm
Nếu như kỹ thuật mài răng không đảm bảo khiến răng bị mài quá nhiều làm tổn thương đến tủy hay lộ ngà răng nhiều sẽ khiến răng trở nên yếu, nhạy cảm. Khi đó, bạn sẽ thấy đau nhức, ê buốt kéo dài, nhất là những lúc ăn thực phẩm nóng, lạnh.
Răng sứ bị nứt, vỡ
Khi thực hiện lắp mão sứ lên trên mà không đúng kỹ thuật sẽ khiến mão sứ nhanh chóng bị lỏng, dễ bị rơi vỡ, nứt. Đồng thời, thực hiện mão sứ không chất lượng thì tình trạng vỡ, nứt này cũng nhanh chóng diễn ra.
Hở cổ chân răng, làm giắt thức ăn – Tác hại của trồng răng sứ
Trong quá trình gắn mão sứ, răng sứ không được dán khít dẫn đến tạo khoảng trống. Khi đó, phần nướu quanh chân răng chảy xuống làm lộ cổ chân răng ra ngoài. Điều này khiến cho khi ăn uống, thực phẩm dễ bị giắt vào và khe hở. Nếu như không chăm sóc cẩn thận, làm sạch kỹ sẽ là môi trường để vi khuẩn, mảng tích tụ gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Gây chết tủy răng
Mài quá sâu, ảnh hưởng đến tủy răng khiến tủy răng bị viêm nhiễm, hư tủy. Dần dần, răng làm trụ sẽ yếu đi và cũng mất theo.
Gây viêm nướu – Tác hại của việc trồng răng sứ
Nhiều người sau bị lắp mão sứ lên trên sẽ cảm thấy cộm cấn, không thoải mái. Điều này là do tỷ lệ mài răng không chuẩn xác dẫn đến sưng lợi, viêm nướu, gây đau nhức dai dẳng. Lúc này, khiến sức khỏe suy yếu bởi khó ăn uống được gì.
Lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn
Nếu như bác sĩ lấy dấu hàm không chuẩn, dẫn đến việc thiết kế mão sứ không tương thích với cùi răng. Từ đó, gây lệch khớp cắn khiến việc ăn nhai bị cản trở. Lâu dần, thức ăn không được nghiền kỹ sẽ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.
Răng sứ bị đen
Răng sứ bị đen viền nướu là tác hại rất dễ thấy nếu chọn bọc răng sứ kim loại. Hoặc trường hợp chọn mão sứ kém chất lượng thì sau thời gian sử dụng cũng có thể thấy răng sứ đen viền, ố vàng, xỉn màu và gây hôi miệng.
Qua những tác hại của việc răng sứ, mọi người cũng có thể thấy được ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể. Do đó, để thực hiện thành công, nên tìm đến nha khoa uy tín, chất lượng, tay nghề bác sĩ giỏi, có kỹ thuật, có chuyên môn để tránh gây nên nhiều tác hại cũng như biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý để tránh tác hại của trồng răng sứ
Như đã biết, trồng răng sứ không gây hại mà còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Việc gây nên tác hại hay biến chứng đến từ kỹ thuật thực hiện cũng như cách chăm sóc của mọi người. Do đó, để tránh các tác hại trồng răng sứ, nên lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng: vẫn thực hiện đánh răng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, đánh răng theo đúng kỹ thuật, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có hàm lượng fluor phù hợp. Không những vậy, mà nên chú ý vệ sinh bên dưới cầu sứ để tránh thức ăn bị giắt hay mảng bám tồn đọng. Trong ngày, nên kết hợp sử dụng nước muối, nước súc miệng, để vệ sinh răng miệng, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bị giắt kẽ.
- Chế độ ăn uống: bổ sung đầy đủ và đa dạng thực phẩm là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi mới lắp mão sứ nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt tránh để răng chịu tác động lực lớn. Và dù khôi phục chức năng ăn nhai tốt nhưng mão sứ sẽ không dẻo dai như răng thật, nên nếu muốn sử dụng lâu dài thì hạn chế thực phẩm quá cứng, quá dai.
- Từ đó thói quen xấu: hút thuốc lá, nghiến răng khi ngủ, uống nước ngọt có ga, thường xuyên ăn bánh kẹo nhiều đường, nhiều acid,…
- Tái khám định kỳ: dù răng không xuất hiện vấn đề thì mỗi người cũng nên đến nha khoa kiểm tra sức khỏe và tình trạng răng định kỳ. Việc này giúp phát hiện và có những can thiệp kịp thời.
Mong rằng những thông tin trong bài viết mà My Auris chia sẻ về tác hại của việc trồng răng sứ giúp mọi người bổ sung kiến thức bổ ích. Từ đó, lựa chọn nha khoa uy tín thực hiện để hạn chế tác hại, biến chứng xảy ra nhé.
Anh Thy